• Slide 0
Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính

mô hình chấp nhấn sử dụng

Đào Trung Kiên. (2015), Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính, Luận văn thạc sỹ, Đại học Bách Khoa Hà Nội

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi rất mạnh mẽ trong gần 10 năm qua. Số lượng thuê bao di động đã tăng từ mức dưới 3 triệu vào năm 2004 lên 123.7 triệu vào năm 2013, trong đó có hơn 19 triệu thuê bao 3G (Bộ Thông tin & Truyền thông, 2014)[1]. Bên cạnh sự bùng nổ về viễn thông thì số lượng người sử dụng internet và dịch vụ internet cũng phát triển rất nhanh chóng. Tính đến hết năm 2013, Việt Nam có khoảng 33 triệu người dùng internet với 22.3 triệu thuê bao internet băng rộng và 17 triệu thuê bao truy cập internet qua mạng di động 3G, trong đó có gần 5 triệu thuê bao internet 3G (Bộ Thông tin & Truyền thông, 2014).

Số người sử dụng dịch vụ internet tăng lên do sự phát triển của hệ thống hạ tầng internet, giá cước giảm và đặc biệt là sự phát triển của các dịch vụ internet 3G. Dịch vụ internet 3G đem lại nhiều lợi thế cho khách hàng như truy cập dịch vụ ở bất cứ nơi nào có sóng điện thoại, có thể di chuyển thiết bị trong phạm vi không gian rộng mà không gặp khó khăn như các dịch vụ hữu tuyến. Đồng thời phát  triển dịch vụ internet 3G còn giúp giải quyết bài toán phổ cập internet tại Việt Nam do những lợi thế về triển khai hạ tầng so với các dịch vụ hữu tuyến khác.

Mặc dù đem lại nhiều lợi thế cho khách hàng nhưng mức độ sử dụng dịch vụ internet 3G hiện nay còn khá khiêm tốn so với các dịch vụ internet khác. Số lượng thuê bao không lớn (khoảng 5 triệu thuê bao) và còn nhiều phản ánh về chất lượng, tính năng sản phẩm chưa thực sự phù hợp với người sử dụng. Do đó những nghiên cứu để đánh giá xu hướng sử dụng dịch vụ, những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ sẽ rất cần thiết không chỉ cho dịch vụ internet 3G hiện tại mà xa hơn là các thế hệ công nghệ internet di động tiếp theo (4G, 5G).

Đối với các dịch vụ công nghệ mới, để đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis và cộng sự (1989, 1993) và các biến thể của nó (Venkatesh và cộng sự, 2000; 2003, Klopping & Mackinney, 2004; Kulviwat và cộng sự, 2007) hoặc mô hình thành công hệ thống thông tin (Delone & Mclean, 1992; 2003). Tại Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử dụng các mô hình này để đánh giá khả năng chấp nhận sử dụng các dịch vụ điện tử như dịch vụ e-banking tại Đà Nẵng (Lê Văn Huy và cộng sự, 2008), dịch vụ internet 3G tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Đào Trung Kiên và cộng sự, 2014). Những nghiên cứu này đã đem lại những kết quả khả quan và đáng tin cậy gợi ý cho các doanh nghiệp cải tiến dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Mặc dù các nghiên cứu cho thấy mô hình chấp nhận công nghệ là một mô hình tốt để đánh giá các xu hướng sử dụng dịch vụ công nghệ mới. Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện tại nước ngoài (Klopping & Mackinney, 2004; Kuo & Yen, 2009; Park, 2009; Melas và cộng sự, 2011). Tại Việt Nam, các nghiên cứu được thực hiện trong lĩnh vực khác như dịch vụ e-banking (Lê Văn Huy và cộng sự, 2008) hoặc đối với dịch vụ internet 3G nhưng cho một nhà cung cấp và khu vực thị trường miền núi (Đào Trung Kiên và cộng sự, 2004). Mặt khác, các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu thế hệ thứ nhất (tương quan, hồi quy) có những hạn chế nhất định về tính tin cậy do các giả định thống kê thiếu thực tế. Ngày nay, các nhà nghiên cứu khuyến cáo sử dụng thế hệ phân tích dữ liệu thứ hai với việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modelling) đem lại những kết quả tin cậy hơn. Chính bởi những lý do này tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tínhcho luận văn thạc sỹ của mình.

 2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm hướng tới việc xây dựng một mô hình tiên lượng các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng và hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G tại thị trường Hà Nội. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới dự định sử dụng và hành vi sử dụng một sản phẩm công nghệ qua các nghiên cứu tiên nghiệm.
  • Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tới dự định và hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G tại thị trường Hà Nội.
  • Xác định được mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G tại Hà Nội.
  • Xác định sự ảnh hưởng lẫn nhau (qua mô hình) của các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G.
  • Đánh giá được sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học đối với hành vi sử dụng dịch vụ internet 3G.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ internet 3G trên địa bàn Hà Nội.

Chi tiết xem và tải tại đây

Share

Trả lời
Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận
Tên *
Thư điện tử *
Trang web
Copyright © 2022 - All Rights Reserved. Design by Thiết kế web BĐS https://Zland.vn
Hotline