ỨNG DỤNG MÔ HÌNH JDI ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC NGƯỜI LAO ĐỘNG TUYẾN CƠ SỞ TẠI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL GROUP)
Tác giả: Đào Trung Kiên1, Phạm Văn Mạnh2, Vũ Đức Nga3
1, Đại học Bách Khoa Hà Nội; 2,3 Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Tóm tắt
Nghiên cứu này sử dụng mô hình JDI hiệu chỉnh để đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động tại tuyến cơ cở Viettel. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích định lượng bằng thống kê đa biến để đánh giá các mối quan hệ giữa các biến và mực độ cảm nhận của người lao động từng biến, sử dụng công cụ SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 5 nhân tố ban đầu bằng phân tích từ dữ liệu thực nghiệm có 4 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc là (1) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (2) đồng nghiệp, (3) thu nhập và (4) lãnh đạo, nhân tố “bản chất công việc” không có ý nghĩa thống kê.
1 Giới thiệu
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Tập đoàn) được xem là một trong những điểm sáng hiếm hoi của các doanh nghiệp nhà nước về tính hiệu quả trong kinh doanh. Để đạt được những thành tực to lớn đó yếu tố luôn được quan tâm tại Tập đoàn là yếu tố con người. Yếu tố con người hay vốn nhân lực được các học giả cho là điều kiện quan trọng nhất để phát triển tổ chức hay một quốc gia bởi vốn nhân lực là nhân tố quyết định đến năng suất lao động (Wheeland, 2008). Chúng ta có thể dễ nhận thấy các quốc gia phát triển hay các tổ chức thành công đều là nơi có năng suất lao động rất cao.
Ngày nay các doanh nghiệp ngoài việc tuyển dụng những lao động phù hợp mà còn phải giữ chân họ với tổ chức. Cùng với sự cạnh tranh về mức lương, môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp đang trở thành các chủ đề được các nhà quản lý quan tâm. Xuất phát từ thực tế kinh doanh, các nhân viên tuyến cơ sở (cấp huyện, xã) tại Tập đoàn Viễn thông là những người cuối cùng đưa hàng hóa, dịch vụ tới khách hàng. Đây là bộ phận rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển và duy trì lợi thế của Viettel đã đạt được. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc tạo ra sự hài lòng công việc có ảnh hưởng đến hiệu suất công việc (Saari & Judge, 2004) hay mong muốn làm việc lâu dài với tổ chức (Luddy, 2005). Do đó việc đánh giá mức độ hài lòng công việc để đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý là điều cẩn thiết đối với Tập đoàn. Nghiên cứu này được thực hiện với 02 mục đích chính (1) Đánh giá mức độ hài lòng công việc tổng thể và hài lòng với từng thành phần công việc của nhân viên tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội; (2) Đánh giá các nhân tố công việc thực sự có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng công việc của người lao động.
[slideshare id=28618206&doc=baichuanbidangvoimanhnga1-131125190707-phpapp01&type=d]
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *