ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XU HƯỚNG
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên
Trung tâm nghiên cứu đinh lượng Hà Nội
Email: duynguyen.qa@gmail.com
Tóm tắt / Abstract:
Bài báo này sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo. Bằng việc sử dụng các câu hỏi điều tra theo thang đo Likert 5 điểm với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach Alpha, EFA, tương quan, hồi quy). Kết quả phân tích cho thấy có có bốn nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và (3) khả năng quan sát, (4) tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng năng lượng tái tạo.
Từ khóa: Năng lượng tái tạo, xu thế chấp nhận, khuếch tán đổi mới, TAM
This article uses theory of diffusion of innovations by Rogers (1983) and technology acceptance model (TAM) by Davis (1989) to evaluate the impact factors to trend of using renewable energy. By using survey questionnaires with Likert 5 points scale and using the techniques of multivariate statistical analysis (Cronbach Alpha, EFA, correlation, regression). Analysis results show that there are 4 impact factors: (1) cost, (2) relative advantage, (3) observability and (4) accessibility.
Key words: Renewable energy, trend of acceptance, diffusion of innovations, TAM
1. Vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo như năng lương mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng địa nhiệt[1]. Mặc dù có tiềm năng lớn về việc khai thác năng lượng tái tạo nhưng hiện nay tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo được khai thác là chưa đang kể. Nguyên nhân có thể do các rào cản khi tiếp nhận một nguồn năng lượng mới đối với người sử dụng. Nghiên cứu này sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo như thế nào. Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết đâu là những nhân tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo.
2. Thiết lập mô hình nghiên cứu
Roger đưa ra lý thuyết về khuếch tán đổi mới giải thích việc các ý tưởng, công nghệ được lan truyền, chấp nhận trong các môi trường văn hóa qua năm giai đoạn: (1) giai đoạn nhận thức, (2) giai đoạn thuyết phục, (3) giai đoạn ra quyết định, (4) giai đoạn thực hiện và (5) giai đoạn xác nhận. Rogers cũng chỉ ra năm thuộc tính đổi mới là (1) lợi ích tương đối, (2) khả năng thích ứng, (5) tính dễ tiếp cận, (4) tính dễ thử nghiệm và (5) tính dễ quan sát [7]. Davis (1989) xây dựng mô hình chấp nhận công nghệ với giả định về việc chấp nhận một mô hình công nghệ mới phụ thuộc vào thái độ của người sử dụng, tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận[4]. Mô hình TAM được sử dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu khác nhau trong việc xác định xu hướng chấp nhận các công nghệ mới [3][5][8]. Vì vậy mô hình nghiên cứu này được thiết lập dựa trên nền tảng lý thuyết khuếch tán đổi mới và mô hình chấp nhận công nghệ. Hai nhân tố mới đưa vào mô hình được xây dựng mới là (1) chi phí và (2) chính sách cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. Các biến độc lập và biến phụ thuộc được xem xét như sau:
(1) Lợi ích: Nhân tố lợi ích được xem xét dưới các khía cạnh: “năng lượng tái tạo và vô tận” (LI1); “Năng lượng tái tạo ít gây ô nhiễm môi trường” (LI2); “Năng lượng tái tạo giúp tiết kiệm chi phí về lâu dài” (LI3); “Năng lượng tái tạo giúp chủ động hơn trong sinh hoạt, sản xuất” (LI4).
(2) Tính dễ tiếp cận: Nhân tố tính dễ tiếp cận được xem xét dưới các khía cạnh : “Dễ tìm kiếm các thông tin” (TC1); “Các thông tin cụ thể, rõ ràng” (TC2); “Lắp đặt và bảo trì thiết bị đơn giản” (TC3) và “Dễ dàng vận hành” (TC4)
(3) Sự trải nghiệm: Nhân tố sự trải nghiệm được thiết lập bằng các biến quan sát : “Việc dùng thử sản phẩm tương đối đơn giản” (TN1); “Việc dùng thử là quan trong” (TN2) và “Chương trình dùng thử là cần thiết với cộng đồng”
(4) Khả năng quan sát: Nhân tố khả năng quan sát được xây dựng từ ba biến quan sát: “Lợi ích kinh tế của năng lượng tái tạo và rõ ràng” (QS1); “Năng lượng tái tạo ít ảnh hưởng đến môi trường là rõ ràng” (QS2); “Năng lượng tái tạo giúp hộ tiêu thụ độc lập hơn với hệ thống điện quốc gia” (QS3).
(5) Chính sách: Nhân tố chính sách được đánh giá bằng ba biến quan sát: “Chính phủ cần tạo thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo” (CS1); “Chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho các đề án phát triển năng lượng tái tạo” (CS2); “Chính phủ cần ban hàng quy định về phát triển năng lượng tái tạo” (CS3).
(6) Chi phí: Nhân tố chí phí được đánh giá bằng ba biến quan sát: “Chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo phù hợp với thu nhập” (CP1); “Chi phí là yếu tố được quan tâm nhất khi sử dụng năng lượng tái tạo” (CP2); “Chi phí lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo trong gia đình là cạnh tranh so với nguồn năng lượng khác”
(7) Xu hướng chấp nhận (biến phụ thuộc): Biến phụ thuộc được đánh giá bằng ba biến quan sát: “Anh/chị tin rằng năng lượng tái tạo là sự lựa chọn thích hợp cho việc tiêu thụ năng lượng trong hiện tại và tương lai” (CN1); “Anh/chị khuyến khích mọi người sử dụng năng lượng tái tạo” (CN2) và “Anh/chị sẽ sử dụng năng lượng tái tạo trong tương lai”.
3. Phương pháp nghiên cứu
Chọn mẫu: Do những hạn chế về nguồn lực nên phương pháp chọn mẫu được lựa chọn là phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu lấy theo quy tắc kinh nghiệm của Comrey & Lee với cỡ mẫu 158. Bảng câu hỏi được thu thập qua internet đối với những người đã có kiến thức về năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bởi vì lĩnh vực sử dụng năng lượng tái tạo là một chủ đề mới hiện nay, những người sử dụng internet có xu hướng là nhóm tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ mới. Vì vậy việc lựa chọn hình thức điều tra qua internet là phù hợp. Thang đo đối với các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 trung lập (bình thường); 4 là đồng ý; 5 là hoàn toàn đồng ý.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Các nhân tố và biến phụ thuộc trong mô hình sẽ được kiểm tra sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Tiêu chuẩn một nhân tố đảm bảo tính tin cậy của thang đo là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu là 0.6 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu là 0.3[2]. Tiếp theo các nhân tố sẽ được kiểm tra tính đơn hướng và tóm tắt dữ liệu bằng phân tích khám phá nhân tố (EFA). Các tiêu chuẩn phù hợp của phân tích EFA là hệ số KMO tối thiểu 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, phương sai giải thích tối thiểu 50%, giá trị eigenvalue tối thiểu bằng 1, các hệ số tải nhân tố (factor loading) tối thiểu bằng 0.5[6]
4. Kết quả nghiên cứu
Có 158 phiếu câu hỏi được thu thập qua điều tra, trong đó có 146 phiếu đảm bảo tính tin cậy cho phân tích thông kê (các phiếu khác tra lời thiếu, hoặc cho cùng điểm ở tất cả các câu hỏi). Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu như sau:
4.1 Đánh giá các thang đo lường nhân tố và phân tích khám phá nhân tố trong mô hình
Kết quả đánh giá bằng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá sự tin cậy của các thang đo trong mô hình cho thấy tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (nhỏ nhất với biến “khả năng quan sát” có α = 0.601), các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (trừ biến TN1). Điều đó chứng tỏ các nhân tố đều đạt độ tin cậy cần thiết về giá trị thang đo. Kết quả phân tích khám phá nhân tố cũng cho thấy tất cả các nhân tố sau phân tích đều có hệ số KMO đều lớn 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, phương sai giải thích lớn hơn 50%, các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5. Điều đó cho thấy việc sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu (bảng 1)
Bảng 1. Bảng Kết quả đánh giá thang đo và phân tích khám phá nhân tố
Mã biến |
Hệ số tải nhân tố |
KMO |
p-value |
Phương sai giải thích |
Hệ số Cronbach Alpha |
Tương quan biến tổng |
|
||||||
LI1 |
0.826 |
0.723 |
0.000 |
58.085% |
0.758 |
0.636 |
LI4 |
0.754 |
0.543 |
||||
LI3 |
0.753 |
0.548 |
||||
LI2 |
0.710 |
0.501 |
||||
|
||||||
TC2 |
0.828 |
0.612 |
0.000 |
55.499% |
0.726 |
0.639 |
TC1 |
0.752 |
0.510 |
||||
TC3 |
0.725 |
0.488 |
||||
TC4 |
0.665 |
0.449 |
||||
|
||||||
TN3 |
0.933 |
0.500 |
0.000 |
84.074% |
0.848 |
0.742 |
TN2 |
0.933 |
0.742 |
||||
|
||||||
QS2 |
0.791 |
0.626 |
0.000 |
55.797% |
0.601 |
0.458 |
QS1 |
0.748 |
0.407 |
||||
QS3 |
0.699 |
0.366 |
||||
|
||||||
CS1 |
0.873 |
0.700 |
0.000 |
72.024% |
0.784 |
0.696 |
CS2 |
0.861 |
0.682 |
||||
CS3 |
0.811 |
0.598 |
||||
|
||||||
CP3 |
0.879 |
0.561 |
0.000 |
60.115% |
0.660 |
0.633 |
CP1 |
0.831 |
0.528 |
||||
CP2 |
0.583 |
0.298 |
||||
|
||||||
CN2 |
0.880 |
0.721 |
0.000 |
74.904% |
0.808 |
0.692 |
CN1 |
0.867 |
0.717 |
||||
CN3 |
0.849 |
0.658 |
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu qua SPSS
4.2 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo ta sử dụng phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội. Phương pháp đưa biến vào phân tích là phương pháp Stepwise, bởi phương pháp Stepwise phù hợp hơn cho các nghiên cứu khám phá mới. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2. Bảng Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình
LI |
TC |
TN |
QS |
CP |
CS |
CN |
||
LI |
Pearson Correlation |
1 |
||||||
TC |
Pearson Correlation |
-.184* |
1 |
|||||
TN |
Pearson Correlation |
.201* |
-.370** |
1 |
||||
QS |
Pearson Correlation |
.563** |
-.364** |
.350** |
1 |
|||
CP |
Pearson Correlation |
.542** |
.034 |
.043 |
.440** |
1 |
||
CS |
Pearson Correlation |
.260** |
-.117 |
.180* |
.254** |
.228** |
1 |
|
CN |
Pearson Correlation |
.786** |
-.321** |
.259** |
.802** |
.645** |
.315** |
1 |
Bảng 3. Bảng Kết quả phân tích hồi quy bằng phương pháp stepwise
Biến |
Hệ số chưa chuẩn hóa |
Hệ số chuẩn hóa |
t |
Sig. |
VIF |
|
B |
Std.Error |
Beta |
||||
Hệ số chặn |
-.393 |
.232 |
-1.696 |
.092 |
||
QS |
.545 |
.054 |
.440 |
10.075 |
.000 |
1.753 |
LI |
.382 |
.043 |
.388 |
8.901 |
.000 |
1.746 |
CP |
.273 |
.046 |
.245 |
5.962 |
.000 |
1.561 |
TC |
-.088 |
.033 |
-.098 |
-2.697 |
.008 |
1.224 |
Adjusted R square |
0.849 |
|||||
Biến phụ thuộc: CN |
Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam:
CN = - 0,393 + 0,545*QS + 0,382*LI + 0,273*CP - 0,088*TC
Từ bảng ta thấy các biến độc lập đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, các hệ số tương quan đều khác không. Trong đó có biến TC (khả năng tiếp cận) có tương quan âm với biến CN (xu hướng chấp nhận). Điều đó cho thấy chúng có quan hệ ngược chiều với nhau. Phân tích hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp Stepwise cho thấy có 4 nhân tố có ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng dịch vụ là (1) khả năng quan sát, (2) lợi ích, (3) chi phí và (4) tính dễ tiếp cận. Trong đó nhân tố “khả năng tiếp cận” có ảnh hưởng ngược chiều cho thấy hiện nay các rào cản về tiếp cận việc sử dụng năng lượng tái tạo là khá lớn, người sử dụng chưa có nhiều thông tin về việc sử dụng năng lượng tái tạo. Hai nhân tố “chính sách” và “trải nghiệm” không có ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng trong hiện tại là do đây nhân tố “chính sách” mang yếu tố vĩ mô ít ảnh hưởng đến người sử dụng trực tiếp. Đối với nhân tố “trải nghiệm” thì hiện tại việc sử dụng hạn năng lượng tái tạo còn hạn chế nên ảnh hưởng của nó đến xu thế chấp nhận cũng không rõ ràng.
5. Kết luận
Kết quả phân tích cũng cho thấy lý thuyết khuếch tán đổi mới và mô hình chấp nhận công nghệ là một mô hình phù hợp để đánh giá xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo hiện nay. Hệ số Adjusted R square bằng 0,849 chứng tỏ bốn biến độc lập trong mô hình giải thích được 84.9% sự thay đổi của xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo. Trong 4 biến độc lập có ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng thì nhân tố “khả năng quan sát” có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là nhân tố “lợi ích”, “chi phí” và cuối cùng là nhân tố “khả năng tiếp cận” có ảnh hưởng rất nhỏ và ngược chiều với xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng tái tạo (được thể hiện qua hệ số chuẩn hóa beta).
6. Tài liệu tham khảo
1. Tổng sơ đồ điện VII“Đánh giá các nguồn năng lượng sơ cấp, khả năng khai thác, xuất nhập khẩu năng lượng và dự báo giá nhiên liệu”- Viện Năng Lượng.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyện Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập – Nhà xuất bản Hồng Đức
3. Adams, D. A., Nelson, R. R., Todd, P. A. (1992), Perceived usefulness, ease of use, and usage of information technology: A replication, MIS Quarterly 16, 227–247
4. Davis, F.D., (1989), Perceived usefulness, perceived ease of use and user acceptance of information technology”, MIS Quarterly, 13(3),319-339.
5. Davis F.D, (1993), User acceptance of computer technology: System characteristics user perceptions and behavior characteristics, International Man-Machine studies, 38, 475-487.
6. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. & Tatham, R.L. (2006) Mutilvariate Data Analysis 6th ed, Upper Saddle River NJ, Prentice –Hall.
7 Roger, E.M (1983) “Diffusion of innovations” 3th ed, New York the Free Press.
8.Taylor, S., & Tood, A. (2001), Undestanding Information technology usage: A test of competing models, Information Systems Research, 6(2), 144 -176.
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *