Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng một cách có hệ thống (Babbie, 1986 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Để đạt được sự hiểu biết chúng ta có hai cách là (1) chấp nhận và (2) nghiên cứu. Chấp nhận là cách đạt được sự hiểu biết thông qua kiến thức, kinh nghiệm của người khác truyền đạt lại cho chúng ta. Trong khi đó nghiên cứu là cách đạt được sự hiểu biết thông qua các nghiên cứu và kinh nghiệp của riêng mình.
Phân loại nghiên cứu khoa học có nhiều cách và cũng giống như các cách phân loại khác nó phụ thuộc vào các chỉ tiêu phân loại. Người ta có thể phân lại nghiên cứu thành cách dạng nghiên cứu hàn lâm hay nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu diễn dịch hay quy nạp, nghiên cứu khám phá hay nghiên cứu kiểm định, etc. Trong đó phân loại theo phương pháp nghiên cứu thành hai loại là (1) nghiên cứu định tính và (2) nghiên cứu định lượng.
Vậy nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định lượng dựa vào việc đo lường số lượng. Nghiên cứu định lượng được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả bằng số lượng (Kothari, 2004). Nghiên cứu định lượng thường gắn với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào quy trình suy diễn (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy có thể đi đến một khái niệm khái quát về nghiên cứu định lượng như sau “Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau”.
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *