Cách lấy dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học có loại dữ liệu được sử dụng là: (1) Dữ liệu sơ cấp; (2) Dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu sơ cấp
Là dạng dữ liệu được thu thập thông qua quá trình phát phiếu điều tra bảng hỏi (thường dùng cho nghiên cứu định lượng, chúng tôi chưa xét tới các phiếu điều tra trong nghiên cứu định tính). Dữ liệu sơ cấp thường được sử dụng trong các nghiên cứu xã hội (hành vi, marketing, khảo sát hộ gia đình,....). Về thiết kế bảng hỏi cũng như cách thức nhập dữ liệu sơ cấp được được trình bài trong bài viết trước "Dữ liệu sơ cấp"
2. Dữ liệu thứ cấp
Là dạng dữ liệu được công báo trong các báo cáo hay website công bố (Dữ liệu đã qua tính toán và sử lý). Với dữ liệu thứ cấp, không phải lúc nào nhà nghiên cứu cũng chủ động được trong việc thu thập dữ liệu. Dù là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp trước khi thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần lường rõ về tính khả thi trong việc thu thập dữ liệu trong mô hình nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp không phải lúc nào cũng có thể lấy được, tuy nhiên cũng có một số dữ liệu mà nhà nghiên cứu có thể tự thu thập (miễn phí) trên các website uy tín. Trung tâm Nghiên cứu Định lượng giới thiệu tới mọi người một số nguồn dữ liệu thứ cấp giúp nhà nghiên cứu chủ động hơn trong việc thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu về các nước liên quan tới chỉ số kinh tế, xã hội theo năm: data.worldbank.org hoặc http://databank.worldbank.org/
https://www.gapminder.org/data/
Nguồn dữ liệu kinh tế tài chính từ IMF: http://data.imf.org/
Nguồn dữ liệu từ tổng hợp kinh tế xã hội Việt Nam: gso.gov.vn
Nguồn dữ liệu ngân hàng nhà nước: sbv.gov.vn
Nguồn dữ liệu từ bộ tài chính: mof.gov.vn
Nguồn dữ liệu Bột thương binh xã hội: molisa.gov.vn
Nguồn dữ liệu liên quan tới xuất nhập khẩu: trademap.org
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Định lượng (QA Global)
Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *